Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, sa. bodhidharma, ja. bodai daruma),

dịch nghĩa là Đạo pháp (zh. 道法), ~470-543. Ông được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền Phật giáo Trung Quốc.

Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ông, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Truyền thuyết về nguồn gốc của ông cũng khác nhau, tại Trung Quốc tồn tại 2 truyền thuyết về ông, tại Ấn Độ truyền thuyết kẻ rằng Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của một vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng ông đến từ Ba Tư.

Thời điểm ông đến Trung Quốc cũng khác nhau, một trong những thuyết nói rằng ông đến vào triều đại Lưu Tống (420-479) hay muộn hơn vào triều đại nhà Lương (502-557). Ông chủ yếu hoạt động tại lãnh thổ của các triều đại Bắc Ngụy (386-534). Thời kỳ truyền bá của ông khoảng vào đầu thế kỷ thứ 5. Ông là Tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích-ca Mâu-ni của Thiền tông Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Các tên gọi khác là: Bồ-đề-đạt-ma-đa-la (zh. 菩提達磨多羅), Đạt-ma-đa-la (zh. 達磨多羅), Bồ-đề-đa-la (菩提多羅), và tên viết tắt thường gặp trong văn cảnh nhà Thiền là Đạt-ma (zh. 達磨).

Đạt Ma Sư Tổ

1. CHUYẾN DU HÀNH HUYỀN THOẠI TRÊN ĐẤT ĐÔNG THỔ

Truyền thuyết kể rằng, Bồ Đề Đạt Ma vốn có tên tục là Bồ Đề Đa La, là con trai thứ ba của quốc vương nước Hương Chí, nam Thiên Trúc. Mặc dù được xem là ông tổ sáng lập ra trường phái Thiền tông Trung Quốc, nhưng Bồ Đề Đạt Ma lại có gốc gác xuất thân từ tận bên Thiên Trúc.

Bát Nhã Đa La, vị tổ thứ 27 của nhà Phật trong một lần đến nước Hương Chí và gặp Bồ Đề Đạt Ma, thoạt nhìn vị vương tử này có rất nhiều nét đặc biệt, Bát Nhã Đa La mới bảo Đạt Ma cùng hai anh của mình bàn luận về chữ Tâm. Bát Nhã Đa La thấy Bồ Đề Đa La là người có ngộ tính cao, nhỏ tuổi nhưng đã nói được những điểm quan trọng của chữ Tâm, Bát Nhã Đa La khuyên Đạt Ma rằng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Ðạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Cũng kể từ đó, vị hoàng tử thứ 3 của Hướng Chí quốc lấy tên thành Đạt Ma, xuất gia làm sư và bái Bát Nhã Đa La làm thầy.

2. CUỘC GẶP VỚI LƯƠNG VŨ ĐẾ

Cuộc gặp gỡ giữa Bồ-đề-đạt-ma và Vũ Đế được các ngữ lục ghi lại như sau:

Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, bảo tháp.

Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ: “Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?”

Đạt Ma đáp: “Không có công đức.”

– “Tại sao không công đức.”

– “Bởi vì những việc vua làm là nhân “hữu lậu”, chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật.”

– “Vậy công đức chân thật là gì?”

Sư đáp: “Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được.”

Vua lại hỏi: “Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?”

– “Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh.”

– “Ai đang đối diện với trẫm đây?”

– “Tôi không biết.”

Đó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Vũ Đế không lĩnh hội.

Lương Vũ Ðế sai người tiễn khách. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường qua nước Ngụy, lên núi Tung Sơn.

Tương truyền, sau khi ngài Bồ Ðề Ðạt Ma ra đi, Lương Vũ Ðế gặp hòa thượng Chí Công, bèn kể lại câu chuyện. Hòa thượng Chí Công hỏi:

– Bây giờ bệ hạ đã biết người ấy là ai chưa?

Vũ Ðế đáp:

– Không biết.

Hòa thượng nói:

– Ðó là đại sĩ Quan Âm tới truyền tâm ấn Phật.

Vũ Ðế hối tiếc, sai sứ đi thỉnh, nhưng ngài Bồ Ðề Ðạt Ma không quay trở lại. Sau này hồi tưởng chuyện cũ, Lương Võ Ðế tự soạn văn bia như sau:

Hỡi ôi!

Thấy như chẳng thấy

Gặp như chẳng gặp

Ðối mặt như chẳng đối mặt

Xưa đâu nay đâu

Oán bấy hận bấy . .

Tại sao mà đến nỗi vua Lương Võ Ðế mang hận như vậy?

Ðó là vì nhà vua không phân biệt được giữa phước đức hữu lậu do làm việc thiện sẽ được hưởng phước báo trong vòng nhân quả tương đối và công đức vô lậu do tu hành có công năng vượt qua được dòng sông sinh tử.Vì sự hiểu lầm này mà nhà vua coi trọng vấn đề bố thí làm phước, tưởng như thế là đã đủ trên con đường tu hành, mà không quan tâm đến vấn đề tu chứng.

Về phần ngài Bồ Đề Đạt Ma, ngài là một thiền sư đắc đạo, ngài dạy cái cốt tủy, thuộc về Phật thừa. Ngài dạy người tu để giác ngộ thành Phật. Cho nên Lương Vũ Đế không hiểu được ngài.

Qua lần nói chuyện đó, Đạt Ma biết rằng, lý tưởng Phật giáo của Vũ Đế không giống với mình, khó có thể phát huy được những tư tưởng của mình, nên quyết định cáo từ. Chuyện kể rằng, sau khi từ biệt Vũ Đế, Đạt Ma lấy một cọng cỏ ném xuống sông rồi đứng trên cọng cỏ mà qua sông Dương Tử, đi về phía bắc, đến thành Lạc Dương, kinh đô Bắc Ngụy. Năm Hiếu Xương thứ 3 đời vua Hiếu Minh Đế nhà Bắc Ngụy (tức năm 527), Đạt Ma lên Tung Sơn đến Thiếu Lâm Tự truyền bá Thiền tông. Đó là thời điểm diễn ra sự tích 9 năm thiền định nổi tiếng của Bồ Đề Đạt Ma.

Chuyện kể rằng, khi đến chùa Thiếu Lâm, Bồ Đề Đạt Ma ngồi quay mặt vào vách đá thực hành thiền định, suốt 9 năm liền không nói gì. Những người thời bấy giờ không hiểu gì, chỉ thấy lạ nên gọi ông là “Quán bích Bà la môn”, nghĩa là ông sư Bà la môn nhìn tường. Trong thời gian ấy, có nhà sư ở Tung Sơn tên là Thần Quang, học rộng biết nhiều, nghe chuyện của Đạt Ma nên đến xin bái kiến. Đạt Ma vẫn quay mặt vào bức tường, không nói năng gì. Thần Quang không nản, nhủ rằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách, chịu những điều người thường không chịu được”. Giữa đêm tháng chạp, tuyết bay mù mịt, Thần Quang đứng chờ bất động bên ngoài chùa, sáng ra tuyết ngập đến đầu gối.

Đạt Ma lúc ấy mới hỏi: “Ngươi đứng mãi trong tuyết để chờ gì vậy?” Thần Quang khóc mà nói: “Chỉ mong được đại sư truyền đạo”. Biết Đạt Ma còn e mình chỉ nhất thời kích động, sợ không thể kiên nhẫn học đạo, Thần Quang liền rút đao tự chặt đứt cánh tay trái, đặt trước mặt Đạt Ma, bày tỏ quyết tâm của minh. Lúc bấy giờ, Đạt Ma mới nhận Thần Quang làm đệ tử, đổi pháp danh là Huệ Khả. Huệ Khả sau này chính là vị tổ thứ hai của dòng Thiền tông ở Trung Quốc.

Sau 9 năm lưu lại Trung Quốc truyền giáo, Đạt Ma có ý muốn quay về Ấn Độ nên cho gọi các đệ tử của mình đến nói: “Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình”. Các đệ tử mỗi người lần lượt đều tiến lên phía trước nói những điều mà mình học được, chỉ riêng Huệ Khả là đứng yên không nói gì. Đạt Ma mỉm cười nói với Huệ Khả: “Ngươi đã có được phần tủy của ta rồi”.

Nói xong Đạt Ma quyết định truyền tâm ấn cùng cuốn kinh Lăng già cho Huệ Khả rồi nói: “Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Thần Châu có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nay được ngươi để truyền thọ y pháp, ý ta đã toại!”. Đến năm Thiên Bình thứ ba nhà Đông Ngụy, tức năm 536, Đạt Ma viên tịch ở Lạc Tân. Các đệ tử chôn cất ông ở chùa Định Lâm, núi Hùng Nhĩ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

3. CÁI CHẾT BÍ HIỂM CỦA VỊ ĐẠI SƯ THIÊN TRÚC

Sau khi truyền giáo ở Trung Quốc, Đạt Ma quay trở lại Thiên Trúc và qua đời ở đây. Về cái chết của Bồ Đề Đạt Ma đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Có người lại nói, Đạt Ma viên tịch tại Trung Quốc vào năm 536 và được chôn cất tại đây. Tuy nhiên, khiến nhiều người tranh cãi hơn cả chính là câu chuyện Đạt Ma bị đầu độc mà chết.

Chuyện kể rằng, thời điểm Đạt Ma đến Trung Quốc truyền pháp, có một vị quốc sư nhà Bắc Ngụy là Bồ Đề Lưu Chi rất ghen ghét vì danh tiếng của Đạt Ma nên tìm mọi cách hãm hại. Lưu Chi sai người bỏ chất độc vào cơm của Đạt Ma, định hại chết ông. Đạt Ma biết trong cơm có độc nhưng vẫn ăn. Tuy nhiên, sau khi ăn, từ miệng Đạt Ma nôn ra một con rắn, nhờ thế mọi chất độc đều tiêu tan hết, Đạt Ma bình an vô sự. Lưu Chi nhiều lần tìm cách hạ độc Đạt Ma, Đạt Ma vẫn biết, nhưng lần nào cũng không hề hấn gì. Lưu Chi có ý sợ, nhưng càng nuôi dã tâm hại Đạt Ma bằng được.

Khi chọn được Huệ Khả làm người kế thừa tâm ấn, nghĩ rằng, công việc của mình tại Đông Thổ đã toại nguyện nên Đạt Ma quyết định không tự cứu mình nữa. Đó là lần thứ 7, Lưu Chi sai người bỏ độc vào cơm của Đạt Ma. Đạt Ma vẫn ăn cơm như bình thường, nhưng lần này không có con rắn nào được nôn ra, Đạt Ma cứ ngồi như vậy an nhiên tịch diệt. Sau khi Đạt Ma viên tịch, các đệ tử mới cho thi thể sư vào trong một quan tài bằng gỗ, an táng tại chùa Định Lâm.

Câu chuyện viên tịch của Đạt Ma chưa dừng lại ở đó. Sử sách còn chép lại rằng, ba năm sau ngày Đạt Ma viên tịch, một vị quan nhà Ngụy tên là Tống Vân đi sứ Tây Vực khi qua ngọn Thông Lĩnh thì gặp một vị sư tay cầm chiếc giày đang đi như bay về hướng Tây. Tống Vân biết đó là sư Đạt Ma, từ Thiên Trúc đến Đông Thổ truyền pháp, mới chặn lại hỏi: “Đại sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”.

Đạt Ma đáp: “Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc rồi!”. Nói xong, Đạt Ma bỏ chiếc giày đang cầm trên tay đưa cho Tống Vân, nói: “Ngươi hãy dùng chiếc giày này mau trở về đi, chủ nhà ngươi khó mà qua được ngày hôm nay”. Ngẩn ngơ, Tống Vân từ giã Đạt Ma rồi hấp tấp trở về kinh thành thì quả thực vua Min Một chiếc giày về Tây thiên

Hiện nay trong chùa Thiếu Lâm vẫn còn tấm bia “Đạt Ma cầm một chiếc giày trở về Tây thiên”, trên bia khắc 4 câu thơ:

Đạt Ma nhập diệt Thái Hòa niên,

Hùng Nhĩ sơn trung tháp miếu toàn.

Bất thị Tống Vân Thông Lĩnh kiến,

Thùy tri chích lý khứ Tây Thiên.

Dịch nghĩa:

Đạt Ma nhập diệt vào năm Thái Hòa,

Chùa, tháp (xây cho ngài) ở núi Hùng Nhĩ vẫn còn nguyên vẹn.

Nếu không phải Tống Vân gặp ngài ở núi Thông Lĩnh,

Thì ai biết được ngài cầm một chiếc giày trở về Tây Thiên.

Dịch thơ:

Năm Thái Hòa Đạt Ma nhập diệt,

Núi Hùng Nhĩ chùa tháp còn nguyên.

Đỉnh Thông Lĩnh Tống Vân chẳng gặp,

Nào ai biết chuyện về Tây Thiên.

Câu chuyện Bồ Đề Đạt Ma xách chiếc giày trở về Tây Thiên chẳng bao lâu lan truyền khắp xa gần, du khách các thời đại cũng lưu lại rất nhiều thơ từ ca tụng. Vào những năm Vạn Lịch đời Minh, một học giả là Kim Trung Sỹ đã viết bài thơ thất ngôn “Đề Đạt Ma diện bích” rằng: 

Độ giang nhất vỹ lãng hoa phi,

Cửu tải già phu tọa thúy vi.

Diện bích dĩ tri tăng nhập định,

Sào khiên diệc thị điểu vong ki.

Vô sinh sắc tướng câu thành huyễn,

Hữu lậu nhân thiên tổng ngộ phi.

Hà sự Tống Vân Thông Lĩnh kiến,

Thiếu Lâm phong vũ trướng tây quy.

Dịch nghĩa:

Một cọng lau vượt sông sóng bắn tung như hoa bay,

Chín năm ngồi kiết già đả tọa chốn núi rừng.

Quay mặt vào vách núi, mọi người biết ngài nhập định.

Đến mức chim không biết nên đã làm tổ trên vai ngài.

Sắc tướng từ hư vô sinh ra đều đã thành hư ảo,

Người phàm và người Trời hữu lậu đều ngộ sai.

Cớ sao Tống Vân lại gặp ngài ở núi Thông Lĩnh,

Khiến Thiếu Lâm nổi gió mưa làm rầu rĩ đường về Tây Thiên.

Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma là bậc cao tăng tu hành đắc Đạo, tất nhiên có thể triển hiện thần thông, lưu lại một câu chuyện truyền kỳ thiên cổ. Còn Tống Vân vì vô tình tiết lộ thiên cơ mà tự mình rước hoạ. Nhưng giống như câu nói: “Tái ông thất mã yên tri phi phúc” (Tái ông mất ngựa, sao biết đó không phải là phúc), nếu không có một câu lỡ lời ấy thì hậu nhân sao có thể biết rằng đại sư Đạt Ma từng cầm một chiếc giày trở về Tây Thiên? h Ðế đã băng hà.

4. Ý nghĩa của tượng gỗ Đạt Ma Trong Phong Thủy

Trong Kinh Doanh Tượng Gỗ Phong Thủy. Pho Tượng được thuê làm nhiều nhất bày nhiều nhất Bán chạy nhất Người Ta phải nghĩ đến Tượng Đat Ma tổ Sư ….

Về Tâm Linh hai pho Tượng đươc dùng trấn trạch tốt nhất là Quan Công Và Đạt Ma xét về bình diện địa lý Quan công bắt nguồn từ Tác phẩm Tam Quốc . mà nói tới tam quốc ai cũng biết là tác phẩm Văn học K Còn Đat ma Ngài là Tổ thứ 28 của Phật Giáo người khai sinh ra môn phái Thiếu Lâm tự, mà phật Giáo khi có hàng triệu phật tử khắp thế giới …..

Phần nữa do xuất thân từ Ấn Độ nên khuôn Mặt đạt Ma với bộ râu xồm luôn toát ra từ đó vẻ siêu thoát oai phong kèm theo chiếc Áo choàng bàn Chân đi đất mang theo chút Hoang dã . Cũng bởi vậy không chỉ ở Châu Á mà với Châu Âu Cụ cũng rất được mọi Người trưng bày mặc dù với Họ khi mua không mang ý nghĩa tôn giáo chỉ thuần chất là nghệ thuật ….inh điển của Trung Quốc về mặt địa lý chỉ thu hẹp trong một Quốc gia ..

====

Trên đây là tổng hợp về truyền thuyết của Đạt Ma Sư Tổ
và ngày nay nhiều người theo đạo đam mê về mỹ nghệ hay thỉnh những tác phẩm về Đạt Ma Sư Tổ bằng gỗ Hương Hay Đạt Ma Gỗ Trắc, hay Đạt Ma Gỗ Cẩm, và đặc biệt là những tác phẩm về gỗ Lũa Đạt Ma 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0982325435
Nhắn tin Facebook
Zalo: 0982325435